• Tiếng Việt

Báo cáo kiểm toán là gì? Những nội dung cơ bản

24/10/2020 Proateco Tin tức,

Báo cáo kiểm toán là báo cáo mà trong đó có trang ý kiến kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến của Kiểm toán viên về mức độ trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính và những nội dung khác theo Hợp đồng kiểm toán dựa trên các Chuẩn mực Kiểm toán, Kiểm toán và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

Có thể thấy, báo cáo mà ở đó người đọc có thể biết được tính trung thực, các số liệu hợp lý và các vấn đề trên báo cáo tài chính là báo cáo đã được kiểm toán.

báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán gồm những nội dung gì?

Về cơ bản nội dung của báo cáo kiểm toán phải thực hiện những nội dung sau (mặc dù chưa có quy định bắt buộc):

Contents

Thứ nhất: Số hiệu và tiêu đề của báo cáo

Số hiệu của báo cáo kiểm toán phát hành phải được ghi cụ thể, báo cáo kiểm toán phát hành trong cùng năn của đơn vị được kiểm toán thường được ghi liên tiếp nhau để tiện theo dõi.

Tiêu đề của báo cáo cần ghi “Báo cáo kiểm toán độc lập”.

Thứ hai: Người nhận báo cáo kiểm toán

Người nhận báo cáo kiểm toán thường là: Hội đồng quản trị, Ban (Tổng) Giám đốc, Giám đốc, Nhà đầu tư… tùy thuộc vào mục đích cũng như đơn vị được kiểm toán.

Ngay sau mục người nhận báo cáo kiểm toán sẽ là phần mở đầu giới thiệu về báo cáo đã được kiểm toán của đơn vị, ngày lập cũng như số trang của báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính được kiểm toán là gì? Niên độ kiểm toán như thế nào?

Thứ ba: Trách nhiệm của Đơn vị được kiểm toán với báo cáo tài chính

Đây có thể coi là mục Cam kết của đơn vị kiểm toán (hay thành viên chủ chốt) về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý về báo cáo tài chính của Công ty theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

Thứ tư: Trách nhiệm của Kiểm toán viên

Trách nhiệm của Đơn vị được kiểm toán, nội dung Báo cáo đã được kiểm toán cần thể hiện trách nhiệm của Kiếm toán viên khi đưa ra ý kiến kiểm toán dựa vào quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.

Thứ năm: Ý kiến kiểm toán

Ở phần này Kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về đơn vị được kiểm toán

Ý kiến kiểm toán có các loại như sau:

  • Ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ được đưa ra khi đã thu thập được đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để kiểm toán viên kết luận các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán nhưng kiểm toán viên đánh giá rằng những ảnh hưởng có thể có sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thẻ là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.

  • Ý kiến kiểm toán trái ngược được đưa ra khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được và kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.

  • Từ chối đưa ra ý kiến được đưa ra khi có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục ở đó mà kiểm toán viên không thể thu thâp các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để có ý kiến về báo cáo tài chính.

  • Phần “Vấn đề cần nhấn mạnh” được nêu ra khi Kiểm toán viên thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với một vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính mà theo đánh giá của kiểm toán viên vấn đề đó đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính thì kiểm toán viên cần trình bày thêm “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán.

  • Phần “Vấn đề khác” đưa ra khi kiểm toán viên thấy cần phải trao đổi về một vấn đề khác ngoài các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính mà theo đánh giá của kiểm toán viên thì vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán đồng thời pháp luật và các quy định cũng không cấm việc này thì kiểm toán viên phải trình bày vấn đề trong báo cáo kiểm toán với tiêu đề “Các vấn đề khác” hoặc “Vấn đề khác”.

Như vậy để thấy trong báo cáo tài chính chỉ có thể tồn tại 1 trong 4 ý kiến kiểm toán. Ngoài ra có thể gồm “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc “Vấn đề khác”.

Thứ sáu: Ngày lập báo cáo kiểm toán

Ngày lập báo cáo kiểm toán không được trước ngày đơn vị được kiểm toán lập báo cáo tài chính và không được trước ngày thu thập bằng chứng kiểm toán.

Thứ bảy: Tên công ty kiểm toán và người kí báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán ghi rõ tên công ty Kiểm toán;

Người ký báo cáo kiểm toán phải gồm 2 thành viên có chứng chỉ hành nghề kiểm toán trong đó có 1 thành viên Ban Giám đốc. Dưới mỗi chữ ký cần ghi rõ họ tên, Số đăng ký hành nghề kiểm toán của Kiểm toán viên đó.

Mẫu báo cáo kiểm toán

Trên đây là những nội dung cơ bản báo cáo kiểm toán cần có. Hy vọng những kiến thức này sẽ hỗ trợ công việc cho các bạn hữu ích. Chúc bạn thành công.

 

zalo