• Tiếng Việt

Điểm danh một số các kỹ năng phục vụ thuyết trình

05/09/2020 Proateco Tin tức,

Muốn có một bài thuyết trình tốt, thuyết phục và hấp dẫn chúng ta cần vận dụng một số các kỹ năng phục vụ thuyết trình. Trong nội dung bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu.

Có những người có một mở màn đầy ấn tượng tuy nhiên bài thuyết trình của bạn vẫn không có điểm nhấn, hay phần thân bài khiến người nghe hụt hẫng do mở bài quá ấn tượng nhưng nội dung lại không được chăm chút kỹ lưỡng và như vậy càng khẳng định cần áp dụng các kỹ năng phục vụ thuyết trình để bài thuyết trình chất lượng hơn.

Cần trang bị đầy đủ các kỹ năng để có một bài thuyết trình tốt

Mở màn ấn tượng đóng vai trò như thế nào?

Trong kỹ năng phục vụ thuyết trình thì mở màn ấn tượng là chiếc chìa khóa thu hút, lôi cuốn người xem, còn giữ được sự thu hút bao lâu thì lại cần đến nhiều yếu tố đó là hệ thống các kỹ năng bổ trợ cho thuyết trình.

Những kỹ năng phục vụ thuyết trình

Có 5 kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần phải có để đạt được buổi thuyết trình thành công.

Thứ nhất: Kỹ năng chuẩn bị các công cụ hỗ trợ thuyết trình

  • Các công cụ hỗ trợ bài thuyết trình của bạn bao gồm: máy móc, slide, giáo cụ trực quan,..
  • Slide chính là một công cụ phổ biến và không thể thiếu cho 1 buổi thuyết trình, nó là công cụ thu hút phần nhìn của khán giả.
  • Sẽ chẳng ai muốn nhìn mãi một slide dày đặc chữ, thiết kế slide với nhiều hình ảnh, tối giản phần chữ nhất có thể, chỉ gợi mởi một vài dòng chữ mang ý nghĩa mấu chốt, gợi mở vấn đề.

Bên cạnh đó các công cụ trực quan để minh họa cho bài thuyết trình cũng đóng vai trò không nhỏ góp phần tạo nên sức hút cho bài nói. Nên phối hợp nhiều công cụ khác nhau để đa dạng hóa bài thuyết trình của bạn.

Chuẩn bị tốt các công cụ hỗ trợ

Thứ hai: Kỹ năng kiểm soát căng thẳng và lo lắng

Đây là một trong những kỹ năng mà bạn bắt buộc phải nắm thật vững để có thể trở thành một người thuyết trình chuyên nghiệp. Bất cứ là ai, trong lần thuyết trình đầu tiên cũng sẽ không tránh khỏi lo âu, căng thẳng. đó là nguyên nhân chúng ta mất tự tin, quên bài, lúng túng, ấp úng, tạo cảm giác không tin tưởng cho người xem.

Kiểm soát được cảm xúc cá nhân giúp bạn luôn ở thế chủ động, tự tin, và dĩ nhiên trông bạn sẽ chuyên nghiệp hơn rất nhiều, tạo được niềm tin nơi khán giả. Chưa cần biết bạn nói gì nhưng bạn luôn tươi cười, phong thái tự nhiên, linh hoạt đã tạo được thiện cảm ngay từ đầu.

+ Một điều tối kị nữa là: Không đọc lại nguyên văn slide, slide là thứ được chiếu lên và người nghe hoàn toàn tự đọc được, việc của bạn là phân tích dẫn dắt vấn đề chứ không phải đọc lại slide, nó sẽ chẳng chuyên nghiệp một chút nào khi bạn cứ chằm chằm nhìn lên màn hình và đọc không sót một chữ nào như trả bài cho khán giả.

Thứ ba: Kỹ năng phục vụ thuyết trình – Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ hình thể

Một kỹ năng tạo nên sự chuyên nghiệp cho bạn đó là: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ hình thể. Ngôn ngữ hình thể là một ngôn ngữ giao tiếp hiệu quả, người ta có thể nắm bắt được tâm lý của bạn thông qua những gì bạn biểu hiện ra ngoài ánh mắt, nụ cười, cái nhíu mày hay cách bạn khoanh tay, nhún vai,..

Khi thuyết trình hãy sử dụng ánh mắt: Phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều cần nói, đồng thời không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm chằm…

Tránh một số lỗi về hình thể như đã đề cập ở mục các lỗi thường gặp.

Thứ tư: Kỹ năng nắm bắt diễn biến của khán giả

Một kỹ năng cũng rất quan trọng trong kỹ năng phục vụ thuyết trình đó là kỹ năng nắm bắt diễn biến của khán giả. Khi thực hiện bài thuyết trình việc nắm bắt tâm lý khán giả là một điều cực kì quan trọng để có một bài thuyết trình thành công, bạn không hiểu tâm lý của đối tượng bạn không thể biết họ muốn gì và không thể đáp ứng được nhu cầu của họ.

Thứ năm: Kỹ năng trả lời câu hỏi của khán giả

Trong các buổi thuyết trình, tạo được sự tương tác với khán giả là một thành công, tuy nhiên trong một số trường hợp khán giả sẽ hỏi ngược lại bạn, có những câu hỏi dễ, câu hỏi khó, có những câu vặn vẹo, và có những câu bạn chưa thể trả lời ngay lập tức.

Và câu hỏi như thế nào thì trước tiên bạn cũng phải cám ơn người hỏi bằng một thái độ tích cực, niềm nở đón nhận câu hỏi.

Cuối cùng là bạn phải chủ động kiểm soát thời gian, tránh tình trạng để khán giả điều khiển mình.

Người ta thường có tâm lý rất thích thú khi hỏi, xét trên phương diện tích cực họ hỏi để mong nhận lại câu trả lời từ bạn, song cũng có trường hợp họ hỏi và muốn nhận lại sự lúng túng của bạn, xem bạn có trả lời được không. Và bí quyết của chúng ta đó là phải tự tin và bình tĩnh.

Nắm vững kiến thức để trả lời tốt câu hỏi của khán giả

Vừa rồi là 5 kỹ năng phục vụ thuyết trình bổ trợ cho bạn trở thành một người thuyết trình chuyên nghiệp, hãy ghi nhớ, rèn luyện và áp dụng ngay vào bài thuyết trình của bạn nhé!

zalo