• Tiếng Việt

Kỹ năng huấn luyện nhân viên và phát triển nhóm

03/07/2020 Proateco Tin tức,

Kỹ năng huấn luyện nhân viên và phát triển nhóm luôn đóng vai trò quan trọng và cần thiết để phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên tràn đầy năng lực và sự chuyên nghiệp.

Kỹ năng không những là điều kiện cần để bạn đáp ứng được yêu cầu công việc của doanh nghiệp mà nó còn là điều kiện đủ để bạn làm bất cứ ngành nghề gì. Và dù bạn là ai, đang muốn phát triển bản thân và trở thành một nhà quản lý bạn cần nắm vững kỹ năng huấn luyện nhân viên và phát triển nhóm để xây dựng đội ngũ nhân viên tinh nhuệ, từng bước đưa doanh nghiệp vững mạnh và tiến xa hơn.

làm việc nhóm
Làm việc nhóm

Thứ nhất: Xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau

Điều đầu tiên người lãnh đạo cần làm đó chính là xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau,. Bước đầu tiên này sẽ quyết định thành công hay thất bại cho cả quá trình phát triển nhóm. Đây chính là bước đầu tiên trong kỹ năng huấn luyện nhân viên và phát triển nhóm – xây dựng sự tôn trọng, tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm, phòng ban với nhau. Xây dựng tốt mối quan hệ này còn là nền tảng của sự đoàn kết nội bộ.

Thứ hai: Xác định mục tiêu huấn luyện

Trước khi tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện đội nhóm nhà quản lý cần xác định rõ ràng mục tiêu cũng như các lý do của khóa đào tạo. Không nên đưa ra những lý do như: kỷ luật lỏng lẻo, doanh số kém, năng suất làm việc thấp cho dù đó là thực trạng tổ chức của bạn đang gặp phải. Nếu để nhân viên biết trước thì những buổi huấn luyện này nhân viên sẽ bị xuống tinh thần một cách nặng nề, không tập trung, thậm chí thái độ học chống đối. Vì vậy vậy xác định mục tiêu huấn luyện còn cần đi kèm sốc lại tinh  thần đội nhóm.

Thứ ba: Thỏa thuận về những hành vi phù hợp, hậu quả và mục tiêu

Một trong những kỹ năng huấn luyện nhân viên và phát triển nhóm còn là thuyết phục nhận viên chấp nhận đang gặp những vấn đề tồn tại gì trong công việc. Tránh đề cập thẳng đến các vấn đề trong công việc vì nhân viên có thể nhận ra những sai lầm điển hình của người quản lý. Cần chú ý, việc đề cập thẳng vào vấn đề không phải chỉ trích. Vai trò của người quản lý là định hướng, hướng dẫn nhân viên cải thiện năng suất làm việc không phải việc bắt lỗi hay xử phạt. Người quản lý cũng cần thỏa thuận với các thành viên và thống nhất về những hành vi phù hợp, không phù hợp.

Làm rõ hành động
  1. Đưa ra các ví dụ cụ thể liên quan đến các vấn đề đang tồn tại
  2. Làm rõ yêu cầu, mục tiêu mà nhà quản lý muốn nhân viên đạt được trong các tình huống đó
  3. Yêu cầu mỗi nhân viên phải đưa ra thỏa thuận về vấn đề này.
kỹ năng làm việc đồng đội
kỹ năng làm việc đồng đội

Thứ tư: Đưa ra phương án thay thế

Sau khi xác định được những vấn đề cũng như đạt được sự đồng thuận về các mục tiêu, tiếp theo người quản lý cần khuyến khích nhân viên tự đưa ra các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề. Người quản lý không nên xen ngang với các ý  tưởng của nhân viên, hãy tạo điều kiện để nhân viên sáng tạo và có ý kiến góp ý cuối cùng. Định hướng nhân viên đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng vấn đề và không đưa ra giải pháp chung chung.

Mục tiêu phần này trong kỹ năng huấn luyện nhân viên và phát triển nhóm không phải để chọn ra một giải pháp thay thế mà để tối đa số lượng các lựa chọn cho phép người lao động xem xét, thảo luận về những lợi ích cũng như hạn chế của những gợi ý đó.

Thứ năm: Cam kết hành động

Để thực hiện được bước này người quản lý cần có cam kết với nhân viên về những việc cần làm, thời gian hoàn thành và thực hiện nó. Không nên lựa chọn thay nhân viên hãy tìm cách  thúc đẩy và khen ngợi họ.

Thứ sáu: Kiểm soát các lời bào chữa

Trong kỹ năng huấn luyện nhân viên và phát triển nhóm việc kiểm soát các lời bào chữa cũng đóng vai trò quan trọng, nhân viên sẽ đưa ra các lời bào chữa và biện minh cho các hành động của mình. Để tránh tình hình trở nên căng thẳng, hãy trình bày mục tiêu của nhà quản lý khi đưa ra những điểm này để cải thiện chất lượng công việc và không nhằm bài xích cá nhân cũng như thái độ cởi mở, thẳng thắn mọi mặt về vấn đề. Bên cạnh đó, cần tích cực ghi nhận lại các ý kiến này và bày tỏ sự cảm thông, thấu hiểu đối với các hành vi bào chữa mà nhân viên đã đề cập tới.

Thứ bảy: Phản hồi thường xuyên

Nhà quản lý cần phải thấu hiểu được giá trị và tầm quan trọng của việc phản hồi liên tục cho nhân viên cả việc khen ngợi và phê bình. Hãy đưa ra những phản hồi kịp thời, cụ thể, tập trung vào những gì đang diễn ra với thái độ điềm tĩnh.

Trên đây là 7 điều quan trọng trong phát triển kỹ năng huấn luyện nhân viên và phát triển nhóm giúp các nhà quản lý ứng dụng linh hoạt, phát triển hiệu quả, tăng năng suất làm việc và làm xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động.

 

 

 

 

 

zalo