• Tiếng Việt

Các thách thức của nghề kiểm toán nội bộ

18/05/2021 Proateco Tin tức,
  1. Khái niệm, vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộKhái niệm về kiểm toán nội bộ

a. Khái niệm về kiểm toán nội bộ

“Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập. Khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.” – Theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor, viết tắt là “IIA”)

b. Vai trò của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nhưng, có một thực tế là hầu như tất cả các chủ doanh nghiệp nước ta chưa nhận thức đúng vai trò. Nhiệm vụ cũng như chức năng của kiểm toán nội bộ trong hoạt động của doanh nghiệp.

Kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát cũng như quy trình quản trị.

Có thể thấy, kiểm toán nội bộ đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập. Nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia. Đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của công ty. Kiểm toán nội chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.

c. Chức năng của kiểm toán nội bộ

Được biết, kiểm toán nội bộ truyền thống chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy nhiên quan điểm của kiểm toán nội bộ hiện đại đã được mở rộng không còn giới hạn ở công tác kiểm tra báo cáo tài chính mà thêm vào đó là công tác kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

Chức năng tiếp theo của kiểm toán nội bộ là giúp chủ doanh nghiệp cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban trong bộ máy kinh doanh, kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp công ty hoạt động năng suất và hiệu quả hơn.

Thực tế trên thế giới, các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn. Một chức năng cũng vô cùng quan trọng của kiểm toán nội bộ đó là giúp các doanh nghiệp khắc phục vướng mắc về hệ thống hoạt động và quản trị nhân lực. Áp dụng phương pháp kiểm tra, phân tích, giám sát các phòng ban để đưa ra lời khuyên giúp doanh nghiệp tăng năng suất trong kinh doanh.

  1. Các thách thức mà kiểm toán viên nội bộ thường gặp phải

Kiểm toán nội bộ là một nghề khá mới mẻ đối với doanh nghiệp và môi trường kinh tế của Việt Nam. Nhu cầu của các doanh nghiệp đối với nghề kiểm toán nội bộ chưa hẳn là cao. Do đó, tỷ lệ người làm nghề kiểm toán nội bộ sẽ ít hơn các ngành nghề khác, đồng nghĩa với việc tỷ lên cạnh tranh cao. Các kiểm toán viên phải luôn trau dồi kiến thức và học hỏi mỗi ngày để tìm vị trí công việc phù hợp cho mình.

Một trong những lý do lớn nữa khiến cho công việc kiểm toán nội bộ trở nên thách thức đó chính là nhiều lãnh đạo chưa có sự am hiểu rõ ràng, cụ thể về vai trò , đóng góp của nghề kiểm toán nội bộ. Nhiều đơn vị chưa thấy rõ tính thiết thực, xem nhẹ kiểm toán nội bộ đối với tổ chức nên chưa tập trung, chưa xác định rõ mô hình, cách thức tổ chức và hoạt động hiệu quả.

Sự bất hợp tác của các đối tượng kiểm toán cũng là một lý do quan trọng khiến cho nghề kiểm toán nội bộ trở thành thách thức.

Các tổ chức chưa gắn kết vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc xác lập mục tiêu cũng như quá trình thực hiện chiến lược của tổ chức. Hơn nữa, các tổ chức ko cam kết đủ nguồn lực cho hoạt động của kiểm toán nội bộ mà chỉ coi nó là đơn vị mang tính hình thức.

  1. Các giải pháp để vượt qua thách thức

Tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ đối với tổ chức thông qua đào tạo tập huấn, truyền thông,…

Xây dựng kế hoạch và lộ trình cho hoạt động kiểm toán nội bộ một cách rõ ràng và chuẩn mực. Có sự đóng góp và góp ý của các bên có liên quan.

Thúc đẩy vai trò tư vấn của kiểm toán nội bộ. Để các kiểm toán viên trở thành  đối tác chứ không phải là cảnh sát trong quá trình thực hiện công việc của mình.

zalo