• Tiếng Việt

Người làm kiểm toán nội bộ cần những kiến thức và kĩ năng gì?

10/05/2021 Proateco Tin tức,

Công nghệ đang dần thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ bị thụt lùi bởi sự phát triển của thời đại nếu không chịu cố gắng đổi mới – công việc kiểm toán nội bộ cũng không phải là ngoại lệ. Các kiểm toán viên cần phải có những kiến thức. Và kỹ năng gì để phục vụ cho sự phát triển của bản thân trong tương lai?

Người làm kiểm toán nội bộ cần những kiến thức và kĩ năng gì?

  1. Khái niệm, vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ

a. Khái niệm về kiểm toán nội bộ

“Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập. Khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.” – Theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor, viết tắt là “IIA”)

b. Vai trò của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nhưng, có một thực tế là hầu như tất cả các chủ doanh nghiệp nước ta chưa nhận thức đúng vai trò. Nhiệm vụ cũng như chức năng của kiểm toán nội bộ trong hoạt động của doanh nghiệp.

Kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát cũng như quy trình quản trị.

Có thể thấy, kiểm toán nội bộ đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập. Nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia. Đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của công ty. Kiểm toán nội chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.

c. Chức năng của kiểm toán nội bộ

Được biết, kiểm toán nội bộ truyền thống chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy nhiên quan điểm của kiểm toán nội bộ hiện đại đã được mở rộng không còn giới hạn ở công tác kiểm tra báo cáo tài chính mà thêm vào đó là công tác kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

Chức năng tiếp theo của kiểm toán nội bộ là giúp chủ doanh nghiệp cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban trong bộ máy kinh doanh, kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp công ty hoạt động năng suất và hiệu quả hơn.

Thực tế trên thế giới, các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn. Một chức năng cũng vô cùng quan trọng của kiểm toán nội bộ đó là giúp các doanh nghiệp khắc phục vướng mắc về hệ thống hoạt động và quản trị nhân lực. Áp dụng phương pháp kiểm tra, phân tích, giám sát các phòng ban để đưa ra lời khuyên giúp doanh nghiệp tăng năng suất trong kinh doanh.

  1. Kiến thức cần có của kiểm toán viên trong kiểm toán nội bộ

a. Hiểu biết về pháp lí

Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên được luật pháp quy định: “Nếu kiểm toán viên vị phạm pháp luật (như cố ý làm sai quy định, thông đồng bao che cho người phạm lỗi, dùng thủ thuật nghiệp vụ để che dấu sai sót, nhận hối lộ, báo cáo kiểm toán thiếu khách quan trung thực…) thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ có thể bị thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật hiện hành; nếu vì những vi phạm và thiếu sót mà gây thiệt hại vật chất cho khách hàng thì kiểm toán viên phải bồi thường thiệt hại”.

Ở các nước có hoạt động kiểm toán phát triển thì quy định này chỉ cụ thể rằng, các kiểm toán viên chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sự thiếu trách nhiệm hoặc đã không đủ năng lực khi thực hiện dịch vụ kiểm toán dẫn đến các thiệt hại cho những đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Trách nhiệm này chỉ có thể xẩy ra khi:

– Có thiệt hại xảy ra trực tiếp đến đối tượng cụ thể sử dụng báo cáo kiểm toán đó. Và đối tượng này yêu cầu kiểm toán viên thực hiện trách nhiệm bồi thường

– Thiệt hại xảy ra là hậu quả trực tiếp của việc sử dụng báo cáo kiểm toán có sai sót trọng yếu.

– Kiểm toán viên chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với đối tượng bị thiệt hại.

Khi xảy ra các thiệt hại cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra. Các kiểm toán viên không thể bảo đảm cho các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán khỏi các rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh, đầu tư, cho vay… Lý do của vấn đề này do sự khác biệt giữa rủi ro thông tin và rủi ro kinh doanh.

b. Hiểu biết các hoạt động và vấn đề quan trọng trong tổ chức.

Các kiểm toán viên cần nắm vững các thông tin hoạt động trong tổ chức. Để kịp thời quan sát và xử lí các vấn đề liên quan trong nội bộ. Từ đó phân tích và nhìn ra mối liên hệ giữa các vấn đề. Giải quyết công việc hiệu quả và nhanh nhạy hơn.

Ngoài ra, kiểm toán viên còn cần có hiểu biết và kiến thức về tài chính kế toán. Kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin. Về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, quản trị rủi ro,…

  1. Kỹ năng cần có của kiểm toán viên

a. Kỹ năng phân tích logic

Không chỉ riêng nghề kiểm toán mà mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần có kỹ năng này. Tuy nhiên, với KTNB thì kỹ năng này được sự dụng thường xuyên và cần thiết hơn. Các kiểm toán viên cần phân tích nhanh nhạy. Và nhìn ra mối liên hệ giữa các vấn đề, từ đó giải quyết công việc hiệu quả hơn.

b. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

Là một kiểm toán viên thì kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Kiểm toán viên cần sự nhạy bén, sự tuân thủ quy tắc, và phải chuẩn xác tới từng con số. Các quyết định của kiểm toán viên cũng đóng góp sự thành bại của một tổ chức. Với số lượng công việc đồ sộ, kiểm toán viên cần phải biết sắp xếp công việc. Giải quyết nó một cách trơn tru sao cho chính xác nhất.

c. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp con người không thể phát triển. Trong cuộc sống, người sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp con người ta dễ truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn các nhu cầu bản thân.

Đối với nghề KTNB cũng vậy. Việc nâng cao kỹ năng giao tiếp là chìa khóa mở ra mọi cơ hội trong công việc.

d. Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian

Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp các kiểm toán viên đạt được mục tiêu công việc ngắn nhất. Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian giúp phân bố thời gian hiệu quả. Phân bố công việc một cách hợp lý và là nền tảng để tổ chức công việc hiệu quả. Từ bảng kế hoạch cụ thể này. Mỗi kiểm toán viên có thể lường trước được những yếu tố tác động. Và ảnh hưởng đến quá trình hoàn thành kế hoạch. Từ đó đưa ra các phương án đối phó và khắc phục kịp thời.

zalo