• Tiếng Việt

Tư vấn cách thức xây dựng bài thuyết trình hiệu quả

05/09/2020 Proateco Tin tức,

Làm cách nào để bạn trở thành một người thuyết trình chuyên nghiệp và thành công? Trước hết bạn phải xây dựng bài thuyết trình thật chỉnh chu và sau đó là trang bị cho bản thân những kỹ năng thuyết trình cần thiết.

Xây dựng bài thuyết trình hiệu quả phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thức để xây dựng một bài thuyết trình ấn tượng. Trước tiên, chuẩn bị cho việc xây dựng bài thuyết trình hiệu quả phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc 3P, Purpose (mục đích),Place (địa điểm), People ( đối tượng).

  • Thông thường, để có 1 bài thuyết trình hoàn chỉnh, chúng ta sẽ đi theo cấu trúc sau:
  • Mở màn thật ấn tượng
  • Giới thiệu sơ lược các nội dung
  • Trình bày các ý chính, phân tích
  • Ví dụ

Điểm lại các ý chính

Thông thường chúng ta hay mở màn bằng cách quen thuộc:

“Xin chào mọi người, tôi là A, và hôm nay tôi đến đây để trình bày về vấn đề bảo vệ môi trường. Mời mọi người cùng lắng nghe.” – đây là cách  mở màn vô cùng truyền thống hay còn gọi là mở màn theo lối mòn, nó là cách mở màn mà ai cũng làm được, ai cũng nói được. Vậy thì ấn tượng ở đâu? Dĩ nhiên là sẽ chẳng để lại một chút ấn tượng tích cực và hứng thú nào cho người nghe cả, bạn chỉ vừa nói câu đầu người ta đã đoán được ngay câu cuối là gì rồi!

Vậy thì, phải làm thế nào để gây được ấn tượng, lôi cuốn người nghe ngay từ khi bạn bước lên bục và gợi mở vấn đề, khiến họ phải tập trung ngay vào mình? Ngày hôm nay, tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài cách mở đầu thật ấn tượng, cùng theo dõi xem là cách gì nhé!

Cách đầu tiên, Mở đầu bằng một câu chuyện

Đó là một cách mở đầu câu chuyện khá là thu hút người nghe trong việc xây dựng bài thuyết trình của bạn, bởi dù ở độ tuổi nào thì tâm lý con người chúng ta có xu hướng thích nghe kể chuyện, thay vì bước vào mục đích chính luôn sẽ rất khô khan, ta dẫn họ đi từ câu chuyện để họ được nghe được cảm nhận và tự ngộ ra vấn đề.

Tuy nhiên, lưu ý là câu chuyện của bạn chắc chắn phải liên quan đến chủ đề thuyết trình hoặc đối tượng hoặc địa điểm thuyết trình, kể một câu chuyện mà đi lan man mãi không về đích thì mở bài của bạn coi như thất bại.

Thứ hai: Mở đầu xây dựng bài thuyết trình bằng con số

Đây là cách thức mở đầu hiệu quả phù hợp cho các bài thuyết trình mang tính chất thông tin, các buổi họp của công ty, tuyên truyền về một vấn đề xã hội,…

Mở đầu bằng một con số sẽ kích thích mạnh mẽ trí tò mò của người nghe, và buộc họ phải động não tham gia hưởng ứng cùng chúng ta. Đó là một cách mở bài khá là thông minh và hiệu quả.

  • Một cách mở đầu thú vị nữa, bắt đầu bằng 1 trò chơi nhỏ – team building
  • Cách mở đầu này thường được sử dụng khi đối tượng nghe là thanh niên, học sinh, sinh viên, nói chung là những người trẻ năng động, nhiệt tình, thậm chí là tất cả mọi đối tượng khi đã tập hợp thành một đội, đều cởi mở và sẵn sàng đón nhận hoạt động gắn kết.

Trò chơi có thể là giải đố ô chữ, và kết quả của ô chữ chính là chủ đề của bài thuyết trình.

Thứ ba: Mở đầu bằng một câu châm ngôn

Một cách mở đầu rất phù hợp với chủ đề thuyết trình về tư tưởng, đạo lý,…

Thứ tư: Mở đầu bằng một hành động

Hãy tưởng tượng, bạn bước vào một khán phòng với rất nhiều người ngồi bên dưới và nháo nhác, người nói chuyện, người nghịch điện thoại, người đeo tai nghe, người chơi game, người thì chán nản, ủ rũ,… bạn phải làm gì để tập trung được sự chú ý của mọi người? bạn phải làm gì để mọi người tự giác, hào hứng nghe bạn nói? Hãy làm một hành động thật “đắt”, gây chú ý. Nhớ là hành động này phải liên quan đến chủ đề chuẩn bị thuyết trình nhé!

“Đầu xuôi thì đuôi lọt”, có thể thấy, mở màn là bước cực kỳ quan trọng, trong tất cả nỗ lực xây dựng bài thuyết trình của bạn, bạn chỉ cần một yếu tố “đinh” là người ta sẽ nhớ mãi, và cái người ta nhớ nhất đó là hình ảnh đầu tiên khi nhìn thấy bạn.

Thử áp dụng ngay các cách mở đầu này vào bài thuyết trình của bạn và xem hiệu quả như thế nào nhé!

Trong nội dung bài viết này Proateco đã tư vấn cách thức xây dựng bài thuyết trình hiệu quả, hy vọng các bạn sẽ vận dụng hữu ích để phát triển kỹ năng này của mình phục vụ cho công việc và cuộc sống.

zalo