• Tiếng Việt

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp như thế nào?

16/09/2020 Proateco Tin tức,

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp chính là giúp các doanh nghiệp kiểm soát và hạn chế tối đa các thiệt hại khi rủi ro đó xảy ra thông qua việc kịp thời phát hiện và tìm ra các giải pháp ứng phó và khắc phục rủi ro có thể xảy ra.

Tại Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và tham gia tích cực vào việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong doanh nghiệp theo các thông lệ tốt, bên cạnh đó các doanh nghiệp Nhà nước chưa xây dựng hệ quản trị rủi ro trong doanh nghiệp theo thông lệ tốt và trong khi đó phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Lý do là hệ thống văn bản pháp lý chưa có những quy định và hướng dẫn cụ thể về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp và bên cạnh đó đây chính là vấn đề thiếu hụt nhân sự có kỹ năng và kiến thức chuyên sâu.

"<yoastmark

Tìm hiểu các chuẩn mực về quản trị rủi ro doanh nghiệp

Thiết lập một quy trình mang tính hệ thống và có nguyên tắc được áp dụng để hoạch định chiến lược và áp dụng trong phạm vi toàn doanh nghiệp chính là quản trị rủi ro. Do đó, không thể loại bỏ hoàn toàn những rủi ro nên các doanh nghiệp thường áo dụng mô hình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp để phát hiện các sự kiện và đánh giá cũng như quản lý những sự kiện có khả năng ảnh hưởng tới các mục tiêu nhằm giảm thiếu những tác động tiêu cực và cần nắm bắt cơ hội.

Từ những mục tiêu trong chiến lược và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thường được chia thành 4 nhóm bao gồm: rủi ro chiến lược; rủi ro tài chính; rủi ro hoạt động và rủi ro tuân thủ. Phụ thuộc vào đặc thù của mỗi doanh nghiệp cũng như mục tiêu quản trị sự cố doanh nghiệp các nhóm rủi ro có thể khác nhau giúp quản lý rủi ro và tập trung hiệu quả hơn.

  • Rủi ro hoạt động:

Những rủi ro liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực trong hoạt động hàng ngày, tới các quy trình, hệ thống, con người và văn hóa….. cũng có thể do các tác động bên ngoài như: kinh doanh liên tục, quy trình tác nghiệp hàng nghiệp…

  • Rủi ro tuân thủ:

Những rủi ro liên quan tới việc chấp hành các quy định/ nội quy của doanh nghiệp, luật, văn bản pháp lý của nhà nước…

  • Rủi ro chiến lược:

Các rủi ro xuất phát từ các vấn đề liên quan đến quản trị, môi trường kinh doanh và những bên liên quan như khách hàng, đối thủ và nhà đầu tư…

  • Rủi ro tài chính:

Các rủi ro bắt nguồn từ những giao dịch có tính chất tài chính gồm những việc mua, bán cùng các khoản đầu tư và cho vay hay những hoạt động kinh doanh khác.

 

Đặc điểm chung của các chuẩn mực/ hướng dẫn

Tiếp cận trên góc độ toàn doanh nghiệp và dựa trên sự ủng hộ của cấp quản lý và có sự phân chia rõ ràng về các trách nhiệm giải trình.

Các bước thực hiện, giám sát và báo cáo những rủi ro có cấu trúc rõ ràng.

Dựa trên sự hiểu biết và phân chia trách nhiệm một cách rõ ràng trong việc xác định những rủi ro và những giới hạn chấp nhận rủi ro.

Các hoạt động đánh giá rủi ro, danh mục rủi ro được văn bản hóa một cách chính thức và áp dụng trong doanh nghiệp.

Các mục tiêu, hoạt động trong quy trình quản trị rủi ro được xây dựng và truyền thông đầy đủ;

Xây dựng các kế hoạch ứng phó rủi ro được giám sát chặt chẽ….

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp chính là giúp các doanh nghiệp kiểm soát và hạn chế tối đa các thiệt hại khi rủi ro đó xảy ra. Thông qua việc kịp thời phát hiện và tìm ra các giải pháp ứng phó và khắc phục rủi ro có thể xảy ra.

zalo